Câu lục chạm tì xa bờ
Đồng bộ trong các thiết bị câu mang lại hiệu quả tốt nhất cho các cần thủ…
Để bước vào môn đam mê “trời đày” này, dưới đây là những hướng dẫn về thiết bị cần thiết cho một cần thủ mới bắt đầu:
- 1> Cần Câu:
- -Cần câu là thiết bị quan trọng bậc nhất cho mỗi cần thủ, cần câu xa bờ phải mang 2 yếu tố chính đó là độ cứng và độ nảy
– Độ cứng của cần câu được khuyến nghị theo bảng sau :
[supsystic-tables id=1 ]
Tại sao phải chọn độ cứng của cần phù hợp với mức nước ?
– Nếu dùng cần qua mềm để câu xa sẽ dẫn tới bị trễ trong thời gian giật cá, không đủ để tải trọng lượng của lưỡi và phao rất dễ bị gãy ngọn.
– Ngược lại nếu dùng cần quá cứng để câu gần với mức nước thấp rất dễ bị nổ trục
– Hiện nay có rất nhiều cần nhái Shimano và Daiwa từ Trung Quốc, giá cần chỉ khoảng từ 300 tới dưới 1 triệu…. Chỉ phù hợp cho các bạn mới vào nghề để học… Để mua được 1 cây cần rẻ và tốt các bạn có thể vào các Hội Nhóm Câu Cá trên Facebook để tìm mua:
– Các cần rẻ và khá tốt có thể kể đến : Kit, Pioneer, Tica…. đều là cần rút và dài 4m25 tới 4m50
2 > Cước Trục và Link ( thẻo)
– Tùy theo khoảng cách và độ cứng của cần để tìm ra cước trục phù hợp.
– Cước trục nên phù hợp với cả phao và lưỡi
[supsystic-tables id=2 ]
Link ( thẻo)
– Link nếu là cước thì nên dùng nhỏ hơn cước trục 1 số, hoặc cao nhất chỉ nên bằng với cước trục, không nên để link to hơn cước trục để tránh tình trạng nổ trục dẫn tới mất cả phao, lưỡi và khóa link.
– Nếu dùng link dù, thì bạn hỏi người bán để tìm ra kích thước phù hợp
– Độ dài của link bao giờ cũng dài hơn chiều dài của Phao từ 10 cm tới 20cm
3> Phao Câu Xa Bờ ( Câu Tì)
– Phao câu xa bờ nên chọn loại chống sóng tốt, độ nổi cao, nên chọn loại chì bằng đồng có ren vặn, để dễ dàng thêm hay bớt chì khi cân phao.
– Bầu phao phải tương xứng cân đối với loại lưỡi mình muốn
– Chú ý: Phao ngoài tín hiểu báo cá còn là một điểm neo quan trọng khi giật cá….. Phao phải đủ nặng cần thiết để khi giật, lưỡi sẽ neo theo phao lên theo 1 đường thẳng… lúc này phao gần như một chiếc ròng rọc..
Hướng dẫn cân phao xa bờ:
– Lấy 1 thùng nước hoặc ống nước hay bất cứ vật dụng gì có thể chứa mức nước cao hơn chiều dài của phao.
– Lấy lưỡi mà mình muốn cân với phao, (chú ý không nên dùng một quả phao cho mọi lưỡi và ngược lại)
– Buộc lưỡi vào chân phao và thả xuống nước…nếu cần chuẩn hơn thì thêm cả khóa link và khóa phao vào..
Để ý, nếu phao chìm quá nhanh thì phải bớt chì đi, nếu nổi quá thì thêm chì vào
Phao cân chuẩn là khi thả xuống, lưỡi sẽ kéo phao chìm từ từ và chìm qua mặt nước
– Nếu phao mà bị lưỡi kéo chìm nhanh , sau nay phao sẽ báo hiệu rất tồi khi cá cắn… độ nhạy rất kém… vì phao còn phải kéo theo cả 1 đoạn cước trục rất dài..
– Còn nếu phao chưa chìm hẳn hết cả mũ, thì khi câu, nếu bạn kéo mũ phao sát mặt nước, phao sẽ kéo lưỡi di chuyển…
4> Lưỡi Câu
– Lưỡi câu lục, đã và đang biến thể, trước kia phần lớn chúng ta dùng lưỡi lục (6 lưỡi) để câu, và gọi là CÂU LỤC
– Nhưng ngày nay, lưỡi Ngũ (5) , Lưỡi Tứ (4), Lưỡi Tam (3) chúng ta đang dùng vẫn gọi là câu lục
– Kích cỡ lưỡi được tính bằng cỡ thép dùng làm tạo ra lưỡi… ví dụ lưỡi 10 = 1li, lưỡi 8 = 0,8 li hay còn gọi là rem
– Lưỡi lớn hơn đồng nghĩa với miệng lưỡi phải mở hơn, theo đó là tay lưỡi cùng dài hơn.
– Câu tì xa bờ nên chọn loại lưỡi tay ngắn hoặc vừa.. lưỡi cứng và có độ bám tốt
– Bạn có thể chọn bất cứ loại kiểu dáng nào mà bạn thích như : Móng rồng, lưỡi hái, soài, thúng…..v..vv
– Vậy tại sao đã có lưỡi Lục lại còn cho ra các loại Ngũ, Tứ, Tam……..Vì số lưỡi ít hơn sẽ đỡ cản nước hơn, và lưỡi lên nhanh hơn trong quá trình giật cá. Nhưng độ bám sẽ kém hơn
– Lưỡi dùng câu tì xa bờ nên chọn từ lưỡi 7 hoặc 8 trở lên
– Lưỡi tốt là làm từ chất thép tốt và được Ram chuẩn…. Mũi lưỡi có đủ độ cứng, để không bị quằn khi xuyên qua vảy cá, tay lưỡi ít bị lệch phom sau khi dòng cá, thép Ram có sự đàn hồi để không quá cứng dễ bị gãy lưỡi khi sử dụng.
– Nếu bạn là dân mới câu thì trước khi mua lưỡi, hãy hỏi chính xác cửa hàng lưỡi bạn thích dành cho câu tì chạm hay câu bềnh..
– Điểm khác biệt đó là lưỡi câu bềnh thường Tay dài, lưỡi mảnh, đầu kim hoặc nhọn…chì nhẹ.
Vậy tại sao phải tránh dùng lưỡi bềnh khi câu tì (chạm) – Bởi vì lưỡi câu bềnh thường chì rất nhẹ, tay lưỡi dài và mềm….. Khi bạn giật cá, vì tay lưỡi mềm.. khiến nó bị uể về phía sau, kết quả là không chạm cá, hoặc chỉ ăn vảy thôi.
Như đã nói ở trên, lưỡi câu xa bờ nên cân đồng bộ với một quả phao nhất định…
5> Máy Câu:
– Máy dành cho câu lục thường được gọi là máy Spin, Spinning, Máy Câu dọc….
– Máy càng to thì vòng tua càng nhanh và chứa được nhiều cước hơn, chịu tải lớn hơn, chất lượng thì thuộc vào thương hiệu của từng hãng…
– Máy thường có cấu tạo phanh trước và phanh sau, đa số ở Việt Nam là phanh trước
– Hiện nay có rất nhiều máy câu Trung Quốc giá từ trên 100 ngàn tới 500 ngàn cho các bạn tập câu.
6> Các dụng cụ khác :
+ Chống cần : thường là một thanh i nốc có hình chữ V hoặc U để gác cần….. chống cần xịn thì tốt và chất lượng đẹp hơn kèm theo đó là giá tiền cũng đẹp hơn.
+ Túi đựng cá : Túi đựng cá đa số bằng cước hoặc dù…. Nên mua 1 chiếc vừa phải nếu bạn chỉ mới bắt đầu
+ Bao đựng cần , nên mua loại 2 tới 3 ngăn để đựng các vật dụng khác như ô, ghế..
+ Ô che nắng
+ Ghế ngồi
+ Hộp đựng đồ nghề
+ Vợt Cá : >> Đây là một vật dụng rất quan trọng, cho dù bạn mới đi câu thì cũng đừng tiếc tiền và hãy mua 1 chiếc to nhất mà bạn có thể chi trả
Hướng dẫn thiết lập một đường phao chạy cho câu xa bờ
-Để câu được xa bờ thì quan trọng nhất bạn phải thiết kế 1 đường phao chạy
– Cách thức như sau :
Cách 1 :
– hạt chặn phao lại nhỏ như hình = 4.000 ngàn / 1 vỉ
– Khóa phao chạy SIC ( chống mòn và sờn cước) = 75.000 ngàn
– Hạt Cao su chống sốc = 5.000 ngàn 1 túi / 10 cái
– Khóa Link = 5.000 ngàn
( Nếu bạn không mua được Khóa Phao Chạy, thì có thể dùng khóa số 4 rẻ hơn và cũng tốt – Xem chi tiết ở cách 2 bên dưới)
Cách 2 :
– hạt chặn phao lại nhỏ như hình = 4.000 ngàn một / 1vir
– 2 Khóa phao số 4 = (2X 4000) = 8000 ngàn
– Hạt Cao su chống sốc = 5.000 ngàn 1 vỉ / 10 cái
– Mũ chặn phao = 5.000 ngàn 1 vỉ / 20 cái