Cách đây khoảng trên 10 năm, thời mà Facebook còn chưa ra đời . Anh em đam mê câu lục thường giao lưu trên các diễn đàn như hanoifishing có bạn Pháo làm admin, phao màu hồng…
Ngoài các câu chuyện về câu lục, anh em còn truyền tai nhau một cách câu khác và rất hiệu quả gọi là ‘Câu Dựa”, dựa ở đây có thể hiểu theo nguyên lý cách câu, đó là : khi con cá chạm vào dây câu bên nào, thì lưỡi sẽ tự động quay về bên đó, Hàm ý, cá dựa bên nào, lưỡi quay bên đó. Khi lưỡi quay về phía thân cá, khi giật, lưỡi câu sẽ đóng vào thân cá bằng một lưỡi.
Câu dựa được truyền tai và sử dụng bởi vài cao thủ bậc nghệ nhân, nhưng dường như nó không được phổ biến… Vì sao ? Vì tất cả hồ câu lục trước kia đều không mặn mà với câu lưỡi 1, và quá ít người biết tới, thêm cả giấu nghề, vv… Vì thế, câu dựa không được phát triển.
Công bằng mà nói, câu dựa hiệu quả hơn câu lục , vì chỉ dùng 1 lưỡi nên không nhát cá…
Nhất là khi câu ở tự nhiên, nơi có nhiều vật cản dưới lòng hồ, hay câu gần cọc bắt trôi dựa, thì câu dựa sẽ không bị mắc như câu lục.
Điểm khó nhất để chinh phục bộ môn câu dựa là gì ? Đó chính là ” cân phao”
Bản chất câu dựa cũng khá giống câu lục, chỉ khác Câu Lục (là 6, 5, 4, 3 lưỡi) đóng vào cá, còn câu dựa thì chỉ 1 lưỡi.
Những ai đam mê môn câu lục khi nhìn thấy một cái lưỡi đơn (câu dựa)! Lưỡi câu đó nhìn khá giống lưỡi câu cá quả, cũng to cỡ đó, có thể có ngạnh hoặc không. Cảm thấy khá thú vị và nhiều câu hỏi nảy sinh?
Câu dựa, về nguyên lý cũng giống như câu lục. Nghĩa là cá chạm vào dây câu làm phao chìm xuống, người câu giật cần thì lưỡi câu nằm bên dưới sẽ mắc vào người con cá. Câu lục thì bộ lưỡi câu gồm 6 lưỡi (5,4,hoặc 3 lưỡi), được buộc xòe ra mọi hướng nên khi cá chạm dây ở bất kỳ phía nào thì khi giật đúng cách và kịp thời thì chắc chắn sẽ trúng cá.
Câu dựa thì khá khác, chỉ cần một lưỡi câu, nhưng cá dựa vào bất kỳ phía nào của dây câu thì phần mũi lưỡi câu lập tức xoay lại hướng có cá. Bí quyết là ở chỗ, lưỡi câu luôn được dựng hơi nghiêng, và được thiết kế có 1 phần tâm điểm chạm xuống đáy bề mặt, khi có một lực nhỏ tác động làm lệch tâm lưỡi mất cân bằng nên lưỡi câu phải xoay lại để cân bằng lại trọng tâm, và 1 điểm nữa là phần mũi lưỡi luôn nhẹ hơn phần thân lưỡi, dẫn đến việc mũi lưỡi luôn xoay về hướng bị tác động, rất đúng theo nguyên tắc vật lý.
Xét sự cân bằng của các vật có một điểm tựa (lưỡi câu) hay một trục quay cố định (dây câu). Vật sẽ ở trạng thái cân bằng khi trọng lực tác dụng lên vật lên lưỡi câu hoặc dây câu.
Để nắm được bí quyết chế tạo lưỡi câu dựa và cách câu là “ Kết tinh của nhiều yếu tố từ : lưỡi, phao, điều kiện thời tiết, đáy hồ…
Hình dáng của lưỡi câu, cân phao làm sao cho lưỡi luôn giữ tâm của lưỡi tiếp xúc với mặt đáy cân bằng để dễ xoay chuyển nhất. Phao phải đủ sức nổi để vừa đủ dựng lưỡi câu lên…
Kiểu dáng của lưỡi câu, cách chế tạo lưỡi câu dựa cũng đều có những bí quyết gia truyền.
– Hình dáng lưỡi trong bài, mình xin của bạn Đỗ Tuấn – truyền miệng “Gia đình có 3 đời làm lưỡi câu ” cho anh em cần thủ Hồ Tây. số 0936 082 786
Faecbook: https://www.facebook.com/dtt.
Theo Đỗ Tuấn : “Kiểu dáng của lưỡi câu dựa, cách chế tạo lưỡi cũng là bí quyết”
Cái rất khó của câu dựa đó là cân phao. Lưỡi nào đi với phao ấy, chứ không dùng phao cho tất cả các lưỡi câu dựa.
Phao nên chọn bầu phao chống sóng tốt .
Nên sử dụng vật dụng cân phao làm bằng nhựa, thuỷ tinh hay mê ca , để nhìn xuyên được khi chúng ta cân phao.
Bắt đầu chỉnh phao, thêm bớt chì sao cho phao chỉ vừa đủ sức dựng lưỡi câu lên. Dùng một que nhỏ gì đó chạm nhẹ vào dây câu, lưỡi xoay ngay lại phía bị chạm là đạt yêu cầu.
Đương nhiên mũ phao phải trồi lên mặt nước để nhìn thấy báo hiệu khi cá dựa
Chú ý : Câu dựa do lưỡi và phao không quá nặng (để cân bằng trọng tâm tối đa) nên không thể câu xa bờ như lục được, chỉ câu đầu cần là chuẩn nhất , hoặc khoảng 3 tầm cần trở lại thôi. ( ý kiến riêng của mình)
Để người chơi tốt bộ môn này , cần bỏ ra một thời gian để tích luỹ kinh nghiệm.
Mực nước nông sâu khiến trạng thái lưỡi sẽ báo khác nhau, tình trạng nước sạch hay bẩn, đáy hồ nữa cũng làm thay đổi ít nhiều tới hiện tượng cá đè khi báo hiệu
Phom lưỡi để câu dựa thì có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều nghệ nhân câu dựa ở khoảng cách gần đều không cần chì ở lưỡi, nhưng câu xa một chút thì nên có, để tăng khả năng trong các cú ném xa.