Như đã nói ở các bài trước:
Câu xa bờ là hình thức câu xa từ khoảng 15 đến 20m trở lên, tức là khoảng 3 tầm cần trở lên…. Lý do chọn hình thức câu xa bờ vì chúng ta có thể giảm đi sự nhút nhát của loài cá khi chúng tập trung ở xa bờ, tránh tiếng động của cần thủ và người qua lại trên bờ
Ưu điểm : Tránh được tiếng động gần bờ, câu tới nơi cá hay tập trung ở ngoài xa, và hay câu được cá lớn vì chúng tinh ranh lên ít tới gần bờ
Nhược điểm: Khả năng nhìn hạn chế, nhất là với những người bị cận thị… bị ảnh hưởng rất lớn khi gió to khiến sóng làm cho giảm đi cảm giác khi phao có hiện tượng, và phải thường phải lấy tiêu để xác định ổ thính, nếu mất tiêu coi như xác định “móm”, và phải tránh cần thủ đối diện nếu hồ không quá rộng, vì không họ sẽ ném trúng ổ của mình và làm động, cá không vào
Câu Xa bờ được chia thành 2 loại : Câu Chạm ( Câu tì) và Câu Bềnh
Câu xa bờ khá được các cần thủ ưa chuộng vì chống móm tốt hơn đầu cần và có khả năng bắt cá to hơn. Nói như vậy không có nghĩa là câu đầu cần kém hơn, mà mỗi hình thức câu mang lại sự trải nghiệm khác nhau.
Câu xa bờ là một bộ môn có tính phối hợp cao từ kỹ năng cho tới trang thiết bị. Để mang lại hiệu quả cao nhất ngoài sự đồng bộ trang thiết bị, cần thủ cần phải trau dồi những kỹ năng cần thiết như cân chỉnh phao, cách bổ hay ném ra xa, tất cả không thể gói gọn trong 1 ngày mà nó dần dần được tích lũy và đây cũng là sự đam mê của cần thủ
Bạn sẽ không ngạc nhiên khi cả nhà đang ngủ, mà ông cần thủ lại vẫn miệt mài giũa giũa mài mài những chiếc lưỡi lục của mình trong màn đêm tĩnh mịch
Sau đây là hướng dẫn tổng quan về Câu Lục Xa Bờ.:
1> Câu Chạm hay câu tì:
- Câu chạm hay câu tì là hình thức câu dựa vào sự báo hiệu của phao bị cá đè mất hút hay chìm nghỉm trên mặt nước, ( chú ý 10% câu tì cũng có hiện tượng nổi phao hay bềnh phao khi cá bị mắc lưỡi nhưng xác suất không nhiều)
- Phần lớn mọi người sẽ cân phao với lưỡi để sao cho lưỡi có sức nặng luôn kéo chìm phao trong nước và khác với câu bềnh luôn để phao không chìm trong nước.
- Sự đồng bộ là rất cần thiết với câu chạm hay tì :
- Cần câu : thường chọn loại cứng trung bình trở lên tùy độ sâu của nước và chịu được tải của lưỡi và phao ( ví dụ như dòng Shimano chúng ta chọn độ cứng như sau : CX nước khoảng 1m tới 2m5 – BX cho nước khoảng 2m tới 4m – và AX cho từ 4m trở lên…… Nói như vậy không có nghĩa là chính xác vì còn tùy thuộc vào loại cần 3 khúc hay cần rút, chất lượng cần nhái hay cần xịn….
- Phao Câu: Phao câu xa bờ thường nặng để có thể ném xa và được cân chì ở đuôi phai để khiến phao giống như chiếc neo khi chúng ta giật cá….. Bạn cứ tưởng tượng như sau, nếu lưỡi câu lục từ 9 tới 15 rất nặng, khi chúng ta giật, lưỡi sẽ lên theo phương thẳng đứng là vì nhờ có chiếc phao chính là điểm neo, nó giống như một chiếc ròng rọc để lưỡi đi thẳng lên…. nếu phao quá nhỏ và không có đủ trọng lực làm điểm neo, lưỡi sẽ lên chéo theo hướng của người giật và khả năng bám cá không cao.
Ngoài ra, để câu xa bờ.. phao chính là một yếu tố để cần thủ có thể ném xa hay gần, phao càng nặng thì ném càng xa……. Chú ý là chúng ta ném xa được hay không là 90% nhờ sức nặng của phao chứ không phải của lưỡi. - Lưỡi câu : Lưỡi câu tì thường chọn phom tay ngắn khỏe, chì không nên nhẹ quá. lưỡi khoảng từ 7 hoặc 8 trở lên…
- Dây câu ( Cước) ( cước trục) : nên chọn loại cước trục trung bình tới lớn từ khoảng 3.0 trở lên, it bị xoăn , có độ giãn tốt và chịu mài mòn va đập cao……. tùy theo lưỡi và phao để chọn ra loại dây câu trục thích hợp
- Link ( Cước link, hay thẻo) : Là một đoạn ngắn để buộc vào lưỡi và có khóa để nối với dây trục chính…. Cước link có nhiều lựa chọn và được ưu tiên là loại cước tàng hình 100% Fluorocarbo, Cước Link hay thẻo thường chọn từ 2.5 trở lên
Chú ý cước link nên để nhỏ hơn cước trục một chút vì nếu bị nổ hay đứt…sẽ xảy ra ở cước Link hay thẻo… tránh tình trạng bị nổ hay đứt ở trục dẫn tới bị mất phao.
Tại sao phải dùng dây link ?: Vì rất nhiều tác dụng : như có thể tháo ra để vào hộp khi chúng ta di chuyển, nếu cần để thay lưỡi khác, hoặc khi chúng ta cần mắc mồi vào lưỡi câu…..và rất rất nhiều hữu ích khác.
Câu Chạm hay tì : mang lại cảm giác thực sự rất “phê” khi giật cá, khi dòng cá bạn cũng không cần quá nhất thiết nhẹ nhàng như câu bềnh, bởi vì dây trục và lưỡi câu có sự khác biệt.
thường thì câu chạm hay tì khi có hiện tượng lún phao, mất phao hay gì gì đi nữa là phang thui…. Điểm chính ở chỗ.. khi dính cá cảm giác rất tuyệt , kiểu như “khực” một phát rồi máy kêu re re….. Đối lập với câu bềnh,, thường chỉ vuốt cần hay nhấc căng dây cước…thực sự cảm giác kém xa so với câu tì.
2> Câu Bềnh :
- Câu bềnh chính là hình thức dựa vào sự cân bằng trong lưỡi và phao, chính vì thế… câu bềnh điều quan trọng nhất là ” Cân Phao Bềnh”…… Khi cá cắn câu dấu hiệu rất dễ để biết đó là phao bềnh nổi lên, thậm chí nổi cả củ hay bầu phao. Điều chú ý : khi cân phao bềnh, lưỡi không bao giờ kéo phao chìm nghỉm như Câu Tì, luôn để mũ phảo nổi cách mặt nước khoảng từ 1 tới 2cm….. Tức là lưỡi sẽ lơ lửng sát đáy nhưng không chạm đáy…. Lưỡi sẽ chạm đáy khi bạn mắc mồi câu vào lưỡi và kèm theo sức nặng của cước trục.
Sự đồng bộ trong câu bềnh :
- Cần câu Bềnh: Khác với câu tì, câu bềnh không cần Cần câu quá cứng, cần nên yếu hơn nhưng nhẹ và có độ nảy tốt, ( ví dụ như dòng Shimano chúng ta nên chọn độ cứng : DX với 1m tới 2m, CX nước khoảng 2m tới 4m5 …… Tùy thuộc vào loại cần 3 khúc hay cần rút, chất lượng cần nhái hay cần xịn để tìm ra loại thích hợp….
- Phao Câu Bềnh: Phao câu bềnh quan trọng nhất là độ nổi, chính vì thế chất liệu cho phao câu bềnh thiên về nhẹ và nổi nhanh nhất có thể… đương nhiên ngoài ra cũng phải có độ nặng cần thiết để ném ra xa dễ dàng. Phao câu bềnh thường chỉ cân với một cỡ lưỡi nhất định bằng cách thêm hay bớt chì vào chân phao…
- Lưỡi Câu bềnh : thường chọn loại tay vừa hoặc dài ( tức là đoạn cước buộc lưỡi với cục chì ở lưỡi) … Lưỡi thường mảnh và nhọn, có khả năng bám tốt. Lưỡi câu bềnh thường không quá to và chì không quá nặng vì đa phần lưỡi sẽ chỉ bám vào những phần yếu và mềm nhất của con cá đó là khu vực quanh mồm cá…..Đương nhiên cũng có cả vào các bộ phận khác, nhưng chỉ chiếm 30%.
- Dây câu ( Cước) ( cước trục) : cước trục câu bềnh thường nhỏ hơn so với câu tì, khoảng 2.0 tới 3.0 , it bị xoăn , có độ giãn tốt và chìm lửng……. tùy theo lưỡi và phao để chọn ra loại dây câu trục thích hợp
- Link ( Cước link, hay thẻo) : Là một đoạn ngắn để buộc vào lưỡi và có khóa để nối với dây trục chính…. Cước link có nhiều lựa chọn và được ưu tiên là loại mềm và nhẹ.
Câu Bềnh không cho cảm giác như câu tì, vì khi dính cá, phao thường có xu hướng bềnh lên.. chính vì thế… phần lớn cần thủ chỉ vuốt cần khi cá cắn, chứ không giật mạnh như câu tì… Cảm giác lúc chạm cá sẽ ít hơn…
So Sánh giữa 2 loại câu trên, Câu Tì và Câu Bềnh thì khó có thể đánh giá loại nào tốt nhất, cả 2 đều có ưu và khuyết điểm….
- Ưu điểm lớn nhất của câu bềnh là lưỡi mảnh và dây câu không quá to để nhát cá, tỷ lệ chạm cá so với câu tì nhiều hơn…nhưng chính vì sự mảnh mai của cả cước và lưỡi, bạn sẽ cần nhẹ nhàng hơn khi dòng cá
- Về câu Tì, ưu điểm lớn nhất là sức mạnh cắm xuyên, lưỡi bềnh đa số dưới 10…nhưng với câu tì thì tới tận 15… chính vì lưỡi to và khỏe bạn có thể đóng cá vào bất cứ bộ phận nào…. Với những chú cá thực sự to khoảng trên 15kg để câu bằng lưỡi bềnh thì thực sự là khó, nhưng với lưỡi tì khoảng 15 trục trên 4.0 thì cũng không hẳn là chuyện lớn với cần thủ lão luyện… Lưỡi tì có khả năng cắm xuyên vảy cá chứ lưỡi bềnh thì cơ hội cực thấp với những chú cá củ….
- Nhưng có một điều hiển nhiên là hầu hết các hồ dịch vụ cá chỉ thường khoảng 15kg quay đầu, vì thế cho dù là trắm đen mà câu bềnh vào mồm thì cũng lên bờ… chính vì thế câu bềnh vẫn có lợi thế hơn nếu câu hồ dịch vụ